Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

THÁI CỰC,LƯỠNG NGHI, TỨ TƯỢNG, BÁT QUÁI

THÁI CỰC sinh LƯỠNG NGHI
LƯỠNG NGHI sinh TỨ TƯỢNG
TỨ TƯỢNG sinh BÁT QUÁI

có nhiều khái niệm về thái cực, ở đây ta nên tạm hiểu thái cực là điểm ban đầu tồn tại vĩnh viễn và sinh ra trời đất. 

(Đồ hình thái cực đồ mãi sau này mới được vẽ có hình dạng như hình vẽ 1 dưới đây)
HÌNH 1

Thái cực sinh âm và dương gọi là lưỡng nghi được biểu thị bằng vạch liền và vạch đứt.rồi lưỡng nghi sinh tứ tượng ( hào âm - đứt và hào dương - liền chồng lên nhau- đổi vị trí trên và dưới cho nhau ta được tứ tượng). tứ tượng lại tiếp tục chồng lên nhau ( đổi vị trí trên dưới) ta có bát quái.

hình vẽ 2 biểu diễn như dưới đây:


HÌNH 2
Ở hình vẽ 2 thì các bạn cần chú ý vị trí đánh dấu A - Thiếu âm và B- Thiếu dương. 
cách đọc như sau: 

trong quái quẻ thì trọng hào ở phía dưới cùng , bởi vậy đọc A là thiếu dương vì hào dương ở tứ tượng ở phía dưới
B là thiếu âm vì hào âm ở tứ tượng ở phía dưới.

bát quái: 
nên đọc theo thứ tự như hình vẽ: càn 1,  đoài 2,  ly 3 , chấn 4,  tốn 5, khảm 6 , cấn 7,  khôn 8.
bát quái cũng có quái âm và quái dương:
quái dương là: càn,chấn, khảm, cấn
(theo quy tắc quả trị chúng - số ít trị số nhiều)
số ít là hào dương, vị trí hào dương cũng từ thấp lên cao.
quái âm là: khôn, tốn, ly, đoài.
(theo quy tắc quả trị chúng - số ít trị số nhiều)
số ít ở các hào này là hào âm, vị trí các hào âm cũng bắt đầu từ thấp lên cao






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét