...Mấy hôm nay thấy trên FB bàn nhiều đến huyền không phi tinh. trong FB thảo luận phong thủy có một số bạn lập tinh bàn phi tinh chưa chính xác vậy nên mình cũng xin được trình bày những hiểu biết cơ bản của mình về vấn đề trên như sau, qua đó giúp các bạn có thể nắm được công thức phi tinh chính xác, hợp lý hơn:
LẠC THƯ
Từ lạc thư thì chúng ta lần lượt có các sao: 1, 2, 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9.
vậy các sao số 1, số 2, sao số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9 có những ý nghĩa gì và tốt xấu ra sao?!
xin trả lời tóm tắt như sau:
Huyền Không Phi Tinh xem xét 9 ngôi sao, tương ứng với các số lần lượt từ 1 đến 9. Mỗi sao có màu sắc và ý nghĩa riêng.
• Số 1 ứng với sao Nhất Bạch, màu trắng, hành thủy, được coi là mang lại chiến thắng, thành công trong sự nghiệp.
• Số 2 ứng với sao Nhị Hắc màu đen, hành thổ, gây bệnh tật.
• Số 3 ứng với sao Tam Bích, màu xanh da trời, hành mộc, gây cãi cọ.
• Số 4 ứng với sao Tứ Lục, màu xanh lá cây, hành mộc, mang đến vận may về học vấn, tình yêu.
• Số 5 ứng với sao Ngũ Hoàng, màu vàng, hành thổ, gây tai họa.
• Số 6 ứng với sao Lục Bạch, màu trắng, hành kim, mang lại thiên vận (vận may của trời).
• Số 7 ứng với sao Thất Xích, màu đỏ, hành kim, gây bạo lực, mất mát, trộm cướp.
• Số 8 ứng với sao Bát Bạch, màu trắng, hành thổ, mang lại may mắn, tài lộc.
• Số 9 ứng với sao Cửu Tử, màu tím, mệnh hỏa, mang lại thịnh vượng trong tương lai, khuyếch trương ảnh hưởng của các sao khác.
vậy nên khi chúng kết hợp với nhau ở trên cùng một vị trí trong ngôi nhà nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo hợp lý nếu chúng là những "sao tốt" hay cũng có thể là sự kết hợp tai họa nếu chúng là những "sao xấu". Do vậy huyền không phi tinh đi vào thực tiễn khoa học để tính toán một cách hợp lý nhất khi bạn quyết định xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà ở một thời điểm nào đó. ở đây tôi nhấn mạnh yếu tố bạn và thời điểm xây+ hoàn thiện ngôi nhà....
(không có phương pháp nào vạn năng và tối ưu vậy nên đây chỉ là một trong một vài phương pháp ứng dụng phong thủy được đề cập).
chắc các bạn cũng đã từng nghe đến tam nguyên cửu vận, và cũng hay nghe dân gian nói vui rằng " vận đã đến", " vân may", "vận xui"..."mạt vận"...
vậy " vận" là gì ?:
tam nguyên: thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên. mỗi "nguyên" 20 năm.
còn đại vận là 180 năm chia làm 9 vận ( cửu vận), mỗi vận là 20 năm như trên hình vẽ.
NHÀ BẠN HOÀN THÀNH NĂM NÀO, VẬN MẤY?
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Ta có đồ hình hậu thiên bát quái như dưới đây:
chú ý phi tinh: hướng đi của sao thì duy nhất 1 hướng: tây bắc(càn) sang tây ( đoài) về đông bắc ( cấn) lên nam ( ly ) xuống bắc ( khảm ) lên tây nam (khôn) rồi về đông ( chấn ) và đông nam (tốn)
hai chiều đi, chiều thuận tức là bắt đầu từ số sao đang xét đếm lên theo chiều từ 1 đến 9 ( 1,2,3,4,5,6,7,8,9) và chiều nghịch đếm xuống theo chiều từ 9 về 1 ( 9,8,7,6,5,4,3,2,1)
đi thuận hay đi nghịch cũng tùy theo sơn hướng, sao số 5 xét riêng.
theo hướng dẫn dưới đây.
xét sao vận:
điều 1:
ta phải luôn nhớ rằng sao đại diện cho vận ở trung cung ( ô giữa ) sẽ phi theo chiều thuận:
tây bắc(càn) sang tây ( đoài) về đông bắc ( cấn) lên nam ( ly ) xuống bắc ( khảm ) lên tây nam (khôn) rồi về đông ( chấn ) và đông nam (tốn)
ta có 9 vận nên sẽ có 9 tinh bàn của sao đại diện cho vận đó như sau:
vận 2, 3 tương tự các bạn tự làm để củng cố kiến thức.
ồ vậy ta đã có được tinh bàn của sao "vận" rồi, vậy bước tiếp theo là lúc các bạn xem xét sao hướng nhà và sao hướng tọa của ngôi nhà bạn ở đâu để tiếp tục an sao cho chính xác...
vậy để biết sao hướng nhà và sao hướng tọa của mình là số mấy thì phải dùng dụng cụ đo LA BÀN có chia độ từ 0 - 360 độ để tính hoặc bạn phải biết dùng LA KINH để đo...( trong phạm vi bài này tôi cũng không dám bàn nhiều đến La kinh và kiến thức về La kinh, chỉ dám nêu một phần nhỏ ứng dụng của nó ở đây)
kiến thức ngang qua ( rảnh thì đọc)
...sau đây, tôi xin trích dẫn kiến thức của nhà biên soạn: Vương Đạo Hạnh về LA KINH để các bạn tham khảo
"Tầng 1 - Là Tiên Thiên bát Quái biến thành Hậu Thiên Bát Quái. Tiên Thiên làm cái bản
thể, Hậu Thiên làm cái sử dụng. Dùng Hậu Thiên không được phá Tiên Thiên, chỉ dùng Hậu
Thiên chứ không dùng Tiên Thiên, nhưng vẫn có Tiên Thiên ở bên trong.
Tầng 2 - Lạc Thư biến thành Tứ Tượng. Hóa Hậu Thiên thành Cửu Tinh (9 sao), chia
Lục Giáp thành 120 phân kim, ngang dọc 16 cái và 5 số.
Tầng 3 - Bát Quái Hoàng Tuyền, tức là Quan và Quỹ của Tiên Thiên Bát Quái, hòa hợp
với Ngũ hành để sử dụng trong việc: Long thời kỵ Thủy lai, Lập Hướng thì kỵ khắc Long.
Tầng 4 - Là tứ lộ và Bát lộ Hoàng Tuyền bạch Hổ (tức sao sát) của Địa Chi, quay đi trở
lại. Hướng về Bát can thì kỵ Tứ duy Thủy lai , Hướng Tứ duy thì kỵ bát can Thủy lai; nghĩa là
4 phương Hoàng Tuyền, 8 phương Khắc Sát, l nước chảy đi thì tốt, nước chảy lại thì xấu. Nếu
phạm thì hao người tốn của.
Tầng 5 - Cửu tinh ứng vào cục đất để phân biệt Long tốt xấu, coi sắc đất biến đổi mà tìm
Huyệt, tương ứng với thứ vị của 24 vì Thiên tinh mà lấy dùng.
Tầng 6 - Kim chính thức của Địa bàn dùng để xem Long lai, định hướng, thừa khí nhập
Huyệt; Lập Trạch, An Phần chọn âm dương. Tóm lại, cả 36 tầng đều căn cứ ở tầng này vận
chuyển mà sử dụng.
Tầng 7 - Âm và Dương Long của Tiên Thiên Bát Quái, Kiền Nam, Khôn Bắc, Ly Đông,
Khảm Tây, ở 4 phương chính là Dương, Chấn, Tốn, Cấn, Đoài ở 4 phương góc tức là Tứ Duy
của Tiên Thiên là Âm. Mỗi quái Nạp Âm đều có Can và Chi là nửa Âm, nửa Dương. Phép
biến Thủy không được sai lầm về Âm Dương.
Tầng 8 - Chính Ngũ Hành, tóm hết thảy cả trong địa bàn, nguồn gốc là do Hà Đồ mà ra,
phân Đông Tây Nam Bắc, 24 sơn và sự tương khắc của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ để sử
dụng.
Tầng 9 - Là Kiếp sát, lấy Tọa Sơn làm chủ, chỉ kỵ 1 sơn xấu, hoặc nghiêng ngã, vỡ lỡ
thôi, còn tốt thì không kỵ.
Tầng 10 - Là 72 Long Xuyên Sơn, ở trong Địa Bàn ghi 60 Giáp Tý, trong 5 cung Tý có
12 chữ chính màu đỏ là để chỉ 4 phương tứ duy và 8 phương bát can, thấu thành 72 Long, lấy
lẽ Long Nhập Thủ thừa tiếp với thấu địa khí 1 mạch rót suốt vào Huyệt, và để phù hợp với 72
thời tiết mỗi năm.
Tầng 11 - Xuyên Sơn làm quẽ gốc, sách Chu Dịch gọi là Thiên Thông. Trong Kinh Dịch
lấy quẻ Kiền làm đầu, nói: Thiên Địa biến hóa ra quái, hào để bổ trợ cho Lai Long; Tọa Huyệt
là chủ của Thể, Dụng.
Tầng 12 - Là Trung Châm thuộc về Nhân Bàn, tham hợp với Thiên-Địa 2 bàn, là Thiên-
Địa-Nhân tam tài. Ông Lại Công lấy để Tiêu Sa và tham hợp với Ai Thiên Tinh và Nhị Thập
Bát Tú, để làm biểu lý , bàn về Thái Dương đáo Sơn, và 12 vị Tiến Xá Tinh; và đến 12 cung
phân ranh giới 24 vị Thiên Tinh, Thấu Địa Kỳ Môn, tất cả đều do tầng Trung bàn này thông
dụng.
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương March - 2009
Tầng 13 - Là 60 Long Thấu Địa. gọi là Thiên Kỷ, ở phía sau ngôi mộ hay là ngôi nhà
khoảng 8 thước chỗ Loan Đầu phân khí dẫn suốt tới. Có các chữ Vượng, Tướng, Châu Bảo,
sát Diệu , Hỏa Khanh, Cô Hư, Sai Thác và Không Vong, để phân biệt lấy quẽ xung hòa 9x6=
54 là Vượng Tướng, không xung hòa là Không Vong.
Tầng 14 - Là Thấu Địa Kỳ Môn, người ta lấy 2 quẽ độn Tử Phụ, Tài Quan, Lộc Mã Quý
Nhân, Âm Dương làm gốc để khởi lệ.
Tầng 15 - Là Thấu Địa Quái, lấy Thấu Địa làm nội quái, gọi là quẽ Liên Sơn. Nhà Hạ
dùng Nhân Thông, nên Kinh Dịch lấy quẽ Cấn làm đầu, quẽ phối thì lấy Hỗn Thiên Ngũ
Hành, phối hợp với quẽ Tử Phụ, Tài Quan, Lộc Mã Quý Nhân là Tứ Cát (4 cái tốt) của Sa,
Thuỷ làm đắc dụng.
Tầng 16 - Là Thấu Địa 60 Long phối hợp với 28 ngôi sao, ngũ thân (5 cái gần) Sa,
Thủy, Cầm Tinh, để quản cục trì thế, một cách tự nhiên mà dùng.
Tầng 17 - Định phương vị của Tứ Cát là: Ngũ Thân, Tam Kỳ, Bát Môn, Cửu Tinh đáo
Sơn.
Tầng 18 - Là Phùng Châm Thiên Bàn để biến Thủy Lai và Khứ. Đây là quẽ phiên của
Dương Công, gồm có có 9 sao là Thiên Phụ Quái, phiên: Bật, Phụ, Vũ, Phá, Liêm, Tham, Cự,
Lộc, Văn làm Cát, Hung thần, để đoán phúc họa do ở luật Tịnh Âm, Tịnh Dương mà ra.
Tầng 19 - Là 240 phân số, do Lạc Thư chia ra 16 cái, 15 số dọc, ngang thành 240 phân
số, chia cho 24 sơn, mỗi sơn 10 số. Đây là nguồn gốc của phân kim.
Tầng 20 - Tầng Địa bàn phân kim, gia giảm 2 phân, 8 phân (2/8) : giảm Sa, Thủy, Minh
Đường không ngay, Khắc Mệnh, Khắc Long, vì vậy mới có sự gia giảm bên 3 phân, bên 7
phân (3/7).
Tầng 21 - Là tầng Thiên bàn phân kim, gia, giảm tam, thất (3/7). Mỗi Sơn có 5 chữ phân
kim, như Tý Sơn thì có: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, thì Giáp Ất là Cô;
Nhâm Quý là Hư; Mậu Kỷ là Sát; Bính Đinh là Vượng; Canh Tân là Tướng; để tránh sự gác
giây, sai lầm vào Không Vong...vv..thì tai hại lắm!
Tầng 22 - Là phân biệt khoảng Vượng, Tướng, Cô, Hư. Lấy Bính, Đinh, Canh, Tân, chỉ
vào khuyên chữ đỏ là Vượng Tướng. Mậu Kỷ chỉ chữ Thoa (X) là sát diệu Giáp, Ất, Nhâm,
Quý chỉ điểm đen là Cô, Hư, Không, Vong.
Tầng 23 - Là phân kim phối với Địa Nguyên, thuộc quẻ Ly tàng, là quẻ ở ngoài. Nhà Ân
dùng Địa thống, nên Kinh Dịch lấy quẻ Khôn làm đầu. 60 quẻ phối với 60 phân kim, lấy quẻ
Kim lưỡng toàn làm Vượng, Tướng, gọi là Đắc Kim. Ngoại trừ 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn Đoài,
là quẽ Tiên Thiên chính thức ứng với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, mỗi mùa giữ 1 quẻ, mỗi quẻ
6 hào, mỗi hào gồm 15 ngày (4x6=24) , 24 hào gồm 24 tiết khí, ngoài 60 quẽ, mỗi tháng 5
quẽ, mỗi quẽ 6 ngày (6x60=360), nên mỗi năm có 360 ngày.
Tầng 24 - Là Nạp Âm Ngũ Hành, 60 Giáp Tý, Thiên Can, Địa Chi phối hợp, do Tiên
Thiên Bát Quái lấy Nạp Giáp phối. Ngoại trừ quẽ Kiền và quẽ Khôn là Đại Phụ Mẫu không
kể, nếu Thiên Can gặp Tý, Ngọ, Sửu, Mùi tại Chấn, Tốn, sẽ do 2 quẽ suy luận; Thiên Can gặp
Dần, Mẹo, Thân, Dậu tại Khảm, Ly sẽ do 2 quẻ suy luận; Thiên Can gặp Tuất, Hợi, Thìn, Tị
tại Cấn, Đoài sẽ do 2 quẻ suy luận; Theo phương pháp Dụng, lấy 9 Mộc, 7 Kim, 5 Thủ, 3
Hỏa, 1 Thổ. Đặt tại cửa đầu kim, phải biết ý nghĩa sâu xa.
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương March - 2009
Tầng 25 - Là phương vị của 12 cung, nếu được Tinh phong đẹp đẽ, Sa -Thủy trong sáng,
được chứng ứng ở phương nào, thì cung ấy phát quý, hưởng lộc.
Tầng 26 - Là vị trí của 28 ngôi sao, ngôi nào đóng ở độ số nào, thì ứng với tỉnh, châu,
thành, huyện ở cung ấy (ở dưới đất).
Tầng 27 - Là 24 khí tiết của hàng tháng đón Thái Dương đến cung, tránh Hung sát, tìm
Tốt lành: tức là cung Trục Nguyệt, lấy 4 cái Đại Cát Thời làm Thần Tàng sát để Tạo, Táng,
thì được Thượng Cát (tốt trên hết).
Tầng 28 - Là vị trí của 12 Tướng Đăng Minh, đón Thái Dương đến cung, nửa tháng tới 1
Sơn, mỗi tháng qua 1 cung, đi ngược lại 24 sơn, tức là cung Đăng Minh.
Tầng 29 - Là 12 vị tinh thể Nghinh Thái Dương đáo cung triều xá, mỗi tháng giửa kỳ
khí tiết, để rước Quý Nhân lên Thiên môn.
Tầng 30 - Là cung xá quán dịch, tức Thần Thái Dương. Đem văn, võ bá quan đến chỗ
chân thủ, mỗi tháng cùng Thái Dương qua 1 cung, tạo táng gặp ở cung này rất tốt, mọi cái sát
tiềm tàng hết.
Tầng 31 - Là 24 ngôi Thiên Tinh chiếu vào cục đất, chia ra Tam Cát, Lục Tú, Cửu Tinh;
Sa, Thủy Thôi Quan, phát phúc. Nếu được Sơn quý tất xuất Đại Cát Quý. Tiên Thánh nói:
Long lấy xung hòa làm đẹp; Tinh lấy được phối làm tốt, chính chỗ này vậy.
Tầng 32 - Là Hỗn Thiên Ngũ Hành tinh độ, tại 28 vì sao, chia làm Thất Chính (7 vị Chủ
tinh) đều có định, sở, thuộc 1 sao; cũng có ngũ hành ở trên: Kim 12, Mộc 13, Thủy 12, Hỏa
12, Thổ 12, cộng có 61 vị. Duy có cung Cấn là nhiều thêm chữ Mộc. Đây là Ngũ Tinh Đăng
Viên (5 sao đến cục), Ngũ hành cùng với Xuyên sơn, Thấu địa, Phân kim, sự Cát, Hung cùng
là cái ở trong, cái ở ngoài, lại hợp với 72 khí tiết, 365 độ trong 1 năm.
Tầng 33 - Là chia đều 60 Long, tham hợp với 61 Hỗn Thiên (tức Hỗn Thiên Ngũ Hành),
mỗi chữ 1 Long, mỗi chữ quản 6 ngày, thành ra 365 ngày 3 giờ, để ứng với 72 thời tiết của độ
số trong 1 năm. Địa bàn căn cứ vào đó căng giây, Phân kim, Thấu địa, Toa huyệt mà dùng.
Trong sách Ngỏa Vương hợp tượng cát thư, còn có 24 sơn Thấu Địa Long, thừa khí nhập
huyệt.
Tầng 34 - Là ngang, dọc độ số của 28 sao, hợp với Nhân bàn có 365 vạch. Trong giới
hạn độ số của mỗi sao, chia ra Thượng quan, Trung quan, Hạ quan (quan là cửa) để dùng làm
cung vị Tiêu sa, là phép của Ai tinh.
Tầng 35 - Là định sự Sai thác và Không vong, có điểm đỏ, chấm đen để gát dây Phân
kim, cùng với Xuyên sơn, Thấu địa làm cái ở trong, cái ở ngoài liên quan nhau. Khi giăng dây
Phân kim phải đặt trên điểm đỏ, không được đặt vào điểm đen, nếu lọt vào khoảng của chấm
đen một nửa sợi tơ tóc là hỏng.
Tầng 36 - Là 28 sao phối hợp với 24 sơn, và Trung châm Tiêu sa của Nhân bàn, gọi là
phép Ai tinh. Lấy sao của sơn Tọa Huyệt làm chủ; lấy sao ở đằng trước làm Hướng; và tả,
hữu làm Khách. Huyệt trường là Ngôi Bắc Thần (sao Chính chủ), Sa, Thủy là Nhị Thập Bát
Tú (sao phụ tá). Cũng như sao Bắc Đẩu có các sao khác chầu vào. Vậy sách nho có câu "Thí
như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng Tinh củng chi" chính là bảo về nghĩa thế.
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương March - 2009
Trên đây là 36 tầng La Kinh, tôi tham khảo các kinh sách của các vị Tiền Hiền, lập ra La
Kinh toàn đồ và chỉ dẫn phép sử dụng minh bạch. Phân phối phổ thông ra bốn phương trong
thiên hạ, để mọi người cùng biết sử dụng mà tìm lành, tránh dữ cho công việc tạo phúc khỏi bị
nghi hoặc và sai nhầm....ký tên: Vương Hạo Hạnh "....
bàn tiếp về việc tìm sao hướng, sao tọa nói nôm na như vầy có 8 hướng chính ứng với 360 độ trên La Bàn
vậy 360: 8 = 45 độ gồm các hướng: hướng tây bắc, hướng bắc , hướng đông bắc, hướng đông, hướng đông nam, hướng nam, hướng tây nam và hướng tây.
mỗi hướng là 45 độ.
huyền không phi tinh lại chia tiếp các hướng chính thành 3 hướng nhỏ ví dụ hướng tây bắc có tây bắc 1, tây bắc 2, tây bắc 3.
hướng bắc có bắc 1, bắc 2, bắc 3
đông bắc có đông bắc 1, đông bắc 2, đông bắc 3
đông có đông 1, đông 2, đông 3.
và cứ thế ta sẽ có được 24 sơn hướng chi tiết với độ số là 15 độ mỗi sơn hướng.
...còn nữa
Vô Thường
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015
64 QUẺ BÁT QUÁI - 8 HỆ THỐNG, CÁCH LẬP QUÁI, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CƠ BẢN.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu cơ bản và cách lập 64 quẻ bát quái để các bạn mới tìm hiểu kinh dịch có thể dễ dàng nhớ và học thuộc:
như chúng ta đã biết từ 8 quẻ đơn ban đầu:
được xếp chồng lên nhau ta được 8 x 8 = 64 quẻ.
khi đó các quẻ kép gồm 6 hào ( 6 nét ) xếp chồng lên nhau.
VÍ DỤ
chồng CÀN lên CÀN thì được quẻ như hình 1 dưới đây:
Chồng tiếp một quái bất kỳ trong bát quái lên quái khác lần lượt như thế ta sẽ được hệ thống 64 quẻ.
tuy nhiên để cho dễ nhớ chúng ta nên chia ra làm 8 hệ thống quẻ quái lần lượt như sau:
CÁCH THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẺ CÀN
Bước 1 Từ quẻ bát thuần càn ban đầu
Bước 2 biến hào ( động hào sơ - hào 1 , hào 1 ở bát thuần càn đang là hào dương ( - )ta biến thành hào âm (--) ta được quẻ cấu: càn/ tốn đọc là: thiên phong cấu.
Bước 3 từ quẻ cấu thiên phong cấu ta biến hào thứ 2 ( dương biến thành âm
được quẻ độn: càn/cấn đọc là: thiên sơn độn.
Bước 4 từ quẻ thiên sơn độn ta biến hào thứ 3 ra quẻ thiên địa bĩ.
Bước 5 từ quẻ thiên địa bĩ ta biến hào 4 ra quẻ địa phong quan
Bước 6 biến hào 5 ở quẻ địa phong quan ra quẻ sơn địa bát.
lưu ý: trường phái nhập thế - biến đến hào 5 thì quay lại biến hào 4 (hào 4 biến lần thứ 2)
Bước 7 từ quẻ sơn địa bát hào động trở xuống, biến hào 4 ra quẻ hỏa địa tấn - quẻ này trong mai hoa cũng có nghĩa là "quẻ du hồn".
Bước 8 từ quẻ hỏa địa tấn - du hồn biến cùng lúc 3 hào 1,2 và 3 tà được quẻ quy hồn - hỏa thiên đại hữu.
* các hệ thống quẻ khác tuân theo quy tắc và cách làm như trên biến đến quẻ thứ 7 có tên gọi khác là du hồn, quẻ thứ 8 có tên gọi khác là quẻ quy hồn.
...trên đây là hệ thống 64 quẻ bát quái cùng với tên gọi của nó. kiến thức là vô hạn, những điều tôi giới thiệu ra trên đây chỉ là phần nhỏ giúp các bạn dễ nắm bắt và thuộc 64 quái quẻ kinh dịch. còn lời thoán và hào từ thì phải văn ôn võ luyện dài dài...các bạn nên đọc thêm tài liệu dịch của Ngô Tất Tố hoặc Phan Bội Châu và tài liệu kinh dịch khác.
như chúng ta đã biết từ 8 quẻ đơn ban đầu:
khi đó các quẻ kép gồm 6 hào ( 6 nét ) xếp chồng lên nhau.
VÍ DỤ
chồng CÀN lên CÀN thì được quẻ như hình 1 dưới đây:
Chồng tiếp một quái bất kỳ trong bát quái lên quái khác lần lượt như thế ta sẽ được hệ thống 64 quẻ.
tuy nhiên để cho dễ nhớ chúng ta nên chia ra làm 8 hệ thống quẻ quái lần lượt như sau:
CÁCH THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẺ CÀN
Bước 1 Từ quẻ bát thuần càn ban đầu
Bước 2 biến hào ( động hào sơ - hào 1 , hào 1 ở bát thuần càn đang là hào dương ( - )ta biến thành hào âm (--) ta được quẻ cấu: càn/ tốn đọc là: thiên phong cấu.
Bước 3 từ quẻ cấu thiên phong cấu ta biến hào thứ 2 ( dương biến thành âm
được quẻ độn: càn/cấn đọc là: thiên sơn độn.
Bước 4 từ quẻ thiên sơn độn ta biến hào thứ 3 ra quẻ thiên địa bĩ.
Bước 5 từ quẻ thiên địa bĩ ta biến hào 4 ra quẻ địa phong quan
Bước 6 biến hào 5 ở quẻ địa phong quan ra quẻ sơn địa bát.
lưu ý: trường phái nhập thế - biến đến hào 5 thì quay lại biến hào 4 (hào 4 biến lần thứ 2)
Bước 7 từ quẻ sơn địa bát hào động trở xuống, biến hào 4 ra quẻ hỏa địa tấn - quẻ này trong mai hoa cũng có nghĩa là "quẻ du hồn".
Bước 8 từ quẻ hỏa địa tấn - du hồn biến cùng lúc 3 hào 1,2 và 3 tà được quẻ quy hồn - hỏa thiên đại hữu.
* các hệ thống quẻ khác tuân theo quy tắc và cách làm như trên biến đến quẻ thứ 7 có tên gọi khác là du hồn, quẻ thứ 8 có tên gọi khác là quẻ quy hồn.
...trên đây là hệ thống 64 quẻ bát quái cùng với tên gọi của nó. kiến thức là vô hạn, những điều tôi giới thiệu ra trên đây chỉ là phần nhỏ giúp các bạn dễ nắm bắt và thuộc 64 quái quẻ kinh dịch. còn lời thoán và hào từ thì phải văn ôn võ luyện dài dài...các bạn nên đọc thêm tài liệu dịch của Ngô Tất Tố hoặc Phan Bội Châu và tài liệu kinh dịch khác.
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015
8 QUẺ BÁT QUÁI TIÊN THIÊN CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG 64 QUẺ BÁT QUÁI HẬU THIÊN
BÁT QUÁI TIÊN THIÊN
ở đây ta hiểu là 8 quẻ ( quái ) ban đầu cứ tạm cho là vua thục hy - trung quốc nghĩ ra vậy.8 quẻ quái đầu tiên gọi là bát quái gồm có: càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn. như hình 3 dưới
hình 3
sắp xếp theo hình vòng tròn:
vậy bát quái tiên thiên cho chúng ta những thông tin gì:
Bát quái tiên thiên cho chúng ta số "thành" từ: 1- 9mặc dù là rõ ràng đối lập nhau: càn - khôn; ly - khảm; đoài - cấn; tốn-chấn nhưng lại hiêp nhau:
càn + khôn = 1 + 8 = 9
ly + khảm = 3+6 = 9
Đoài + cấn = 2 + 7 = 9
tốn + chấn = 5 + 4 + 9.
tại sao lại vẽ 3 nét mỗi quái. theo thuyết tam tài nét trên tượng trời, dưới tượng đất, ở giữa là nhân (người) ( thiên-địa-nhân).....(còn nữa)
THÔNG TIN NGÀY LẬP BLOG
lập blog lúc 2h30-3h10.
đăng bài lúc 3h30.
ngày dương lịch: 17/8/2015
năm âm lịch ất mùi:
tháng âm lịch 8
ngày âm lịch 5
giờ mùi ( lập blog)
giờ thân ( post bài)
đăng bài lúc 3h30.
ngày dương lịch: 17/8/2015
năm âm lịch ất mùi:
tháng âm lịch 8
ngày âm lịch 5
giờ mùi ( lập blog)
giờ thân ( post bài)
THÁI CỰC,LƯỠNG NGHI, TỨ TƯỢNG, BÁT QUÁI
THÁI CỰC sinh LƯỠNG NGHI
LƯỠNG NGHI sinh TỨ TƯỢNG
TỨ TƯỢNG sinh BÁT QUÁI
có nhiều khái niệm về thái cực, ở đây ta nên tạm hiểu thái cực là điểm ban đầu tồn tại vĩnh viễn và sinh ra trời đất.
(Đồ hình thái cực đồ mãi sau này mới được vẽ có hình dạng như hình vẽ 1 dưới đây)
HÌNH 1
Thái cực sinh âm và dương gọi là lưỡng nghi được biểu thị bằng vạch liền và vạch đứt.rồi lưỡng nghi sinh tứ tượng ( hào âm - đứt và hào dương - liền chồng lên nhau- đổi vị trí trên và dưới cho nhau ta được tứ tượng). tứ tượng lại tiếp tục chồng lên nhau ( đổi vị trí trên dưới) ta có bát quái.
hình vẽ 2 biểu diễn như dưới đây:
HÌNH 2
Ở hình vẽ 2 thì các bạn cần chú ý vị trí đánh dấu A - Thiếu âm và B- Thiếu dương.
cách đọc như sau:
trong quái quẻ thì trọng hào ở phía dưới cùng , bởi vậy đọc A là thiếu dương vì hào dương ở tứ tượng ở phía dưới
B là thiếu âm vì hào âm ở tứ tượng ở phía dưới.
bát quái:
nên đọc theo thứ tự như hình vẽ: càn 1, đoài 2, ly 3 , chấn 4, tốn 5, khảm 6 , cấn 7, khôn 8.
bát quái cũng có quái âm và quái dương:
quái dương là: càn,chấn, khảm, cấn
(theo quy tắc quả trị chúng - số ít trị số nhiều)
số ít là hào dương, vị trí hào dương cũng từ thấp lên cao.
quái âm là: khôn, tốn, ly, đoài.
(theo quy tắc quả trị chúng - số ít trị số nhiều)
số ít ở các hào này là hào âm, vị trí các hào âm cũng bắt đầu từ thấp lên cao
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)